5 Thước Đo Lợi Nhuận Mà Agency Thường Bỏ Qua - Khóa học PTI | KhoahocCEO.com

5 Thước Đo Lợi Nhuận Mà Agency Thường Bỏ Qua

Đánh giá post

Điều hành một doanh nghiệp yêu cầu bạn dành toàn bộ sự nỗ lực của mình. Các doanh nhân đổ sự sáng tạo, niềm đam mê, nỗ lực, tiết kiệm – mọi thứ của họ – vào công việc của họ. Và năm năm sau khi họ bắt đầu, một nửa thất bại. Một thập kỳ sau, 2/3 họ ra khỏi cuộc chơi

Vậy đâu là nguyên do?

Đối với Agency (hay bất kỳ công ty nào khác), việc không đo lường các mục tiêu kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến thất bại do thiếu định hướng. Đo lường và theo dõi hẳn nhiên không phải là công việc hấp dẫn gì khi bạn mở một agency, nhưng đó là cách duy nhất để đảm bảo bạn không vứt tiền qua cửa sổ.

Sau đây là 5 chỉ tiêu sau bạn cần theo dõi để có một năm đạt lợi nhuận tốt hay ít ra là một bức tranh kinh doanh rõ ràng nhất.

1. DOANH THU ĐIỀU CHỈNH TRÊN MỖI NHÂN VIÊN TOÀN THỜI GIAN
Trước tiên, cần xác định số lượng nhân viên toàn thời gian của bạn (Full-Time Employee, hay FTE) để đo lường. Đó là những người làm việc 40 giờ / tuần. Một nhân viên toàn thời gian bằng 1 FTE. Một nhân viên làm 20 giờ / tuần bằng 0.5 FTE.

Mục tiêu của bạn là đạt 150,000$ tổng thu nhập trên mỗi đơn vị FTE. Ở Việt Nam, con số này là khoảng 50,000$ (ước tính theo những nguồn tin không chính thống). Con số đó nên lớn hơn tổng tiền lương, lợi ích và số dư lợi nhuận đủ để tái đầu tư hoặc làm tiền thưởng cho các nhân viên có thành tích cao.

Vài năm về trước, chỉ tiêu cho mỗi FTE là 100,000$. Lạm phát khiến chi phí gia tăng, nhưng các agency marketing vẫn thuê những nhân sự giá đắt để lấp đầy các vị trí trong bộ phận digital.

Tóm lại, thế giới đã thay đổi. Chi phí càng ngày càng đắt đỏ.

Việc này ảnh hưởng đến giá cả Agency báo cho khách hàng, thế nhưng nhiều agency không kiểm tra lại báo giá của mình và đó là một vấn đề lớn. Nếu bạn chỉ kiếm được 100,000$ trên một FTE, agency của bạn có vẻ không tạo được lợi nhuận cao. Những lợi nhuận nhỏ thường mang theo rủi ro lớn khi hoá đơn thuế không mong đợi đến hạn, thiết bị hư hỏng, hoặc khi bạn cần một khoản tiền thưởng hòng duy trì các thành viên chủ chốt.

2. VƯỢT HOẶC DƯỚI NGÂN SÁCH
Khi các agency than vãn về việc làm quá nhiều nhưng nhận quá ít – hãy luôn luôn đi thẳng vào chủ đề này

Mức độ thường xuyên vượt ngân sách là bao nhiêu? Họ chi trả phần vượt quá bằng gì? Mức độ thường xuyên sử dụng dưới hơn ngân sách? Ít hơn bao nhiêu?

Sau khi họ trả lời những câu hỏi này và bắt đầu theo dõi các chỉ tiêu, họ thường phát hiện ra những sự thật khủng khiếp.

Các công ty ngày nay sẵn sàng tiêu tốn khoảng thời gian trị giá hàng nghìn đô để phục vụ quá giờ cho một khách hàng nào đó. Trong khi số thời gian ấy có thể được dành cho những khách hàng khác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, hoặc marketing cho agency của mình.

Thông thường, vấn đề là ngân sách ước tính quá thấp. Lời khuyên là hãy thêm 50% vào mọi kết quả ước tính của bạn. Ước tính đầu tiên thường chỉ dành cho một thế giới hoàn hảo, nơi mọi việc đều đi theo kế hoạch. Nhưng cơ may này có thường xuyên xảy ra trong thực tế không? Hãy thêm 50% dự toán vào thế giới hoàn hảo ấy để chúng trở nên phù hợp với thế giới thực hơn.

3. KHẢ NĂNG SINH LỜI TỪ KHÁCH HÀNG
Các agency luôn theo dõi tổng lợi nhuận của mình, nhưng hiếm khi tìm hiểu xem lợi nhuận đạt được trên mỗi khách hàng là bao nhiêu. Con số đó có thể che giấu vài sự thật xấu xí.

Phần lớn các agency có một tập hợp đa dạng khách hàng. Một số khách hàng rất dễ làm việc cùng, họ cũng nhiệt tình đóng góp doanh thu lớn. Một số khác thì khó hợp tác hơn. Một số thì thực sự chỉ làm tiêu tốn tiền bạc của agency. Bạn sẽ không phân biệt được cho đến khi bắt đầu theo dõi.

Khi đã có những con số, hãy quyết định khả năng sinh lời tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận. Với một số agency, con số đó là 3% doanh thu nhận được. Một số khác là 20%.

Nếu bạn nhận ra khách hàng không mang lại lợi nhuận mà bạn cần, hãy tìm ra lý do tại sao và liệu bạn có thể làm gì để sửa chữa điều đó không. Đôi khi, vấn đề đơn giản là bạn không báo giá đủ. Nếu thế bạn cần tăng giá lên. Và nếu vì điều đó mà khách hàng bỏ bạn ra đi, thì đó cũng là lẽ cần thiết.

Nhưng vấn đề cũng có thể tinh vi hơn. Nó đòi hỏi một cuộc thảo luận về việc làm thế nào để quy trình công việc hợp lý và tránh việc trì hoãn. Từ đó đưa ra một giải pháp. Khách hàng hoặc là sẽ hợp tác và trở thành khách hàng tốt – đó là điều tuyệt vời, hoặc là bạn sẽ đánh mất họ – cũng không sao cả.

Đánh mất những khách hàng không mang lại lợi nhuận không phải là một điều tồi tệ. Đúng, dòng tiền của bạn sẽ khựng lại. Đừng để rơi vào bẫy. Việc gia tăng số lượng khách hàng có thể tạo nên dòng tiền nhưng nếu không có lợi nhuận thì họ thậm chí còn kéo công việc kinh doanh của bạn đi xuống.

4. MỨC ĐỘ GẮN KẾT TỐI THIỂU VỚI KHÁCH HÀNG
Các khách hàng có đủ dạng. Một số khách hàng quá lớn khiến bạn không thể xử lý tốt được, một số khác thì quá nhỏ, không tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Một số khác thì cứ như “quả ngọt” dành cho bạn. Nhưng bạn sẽ không biết được sự khác biệt trừ khi bạn theo dõi 2 chỉ tiêu sau trên mỗi khách hàng: bạn tính tiền họ bao nhiêu giờ và thu nhập điều chỉnh là bao nhiêu.

Khi đã theo dõi báo giá và doanh thu trên mỗi khách hàng, hãy xác định con số tối thiểu bạn muốn đặt ra để duy trì. Hãy nhìn vào dữ liệu so sánh với tỷ lệ lợi nhuận để xác định con số đó.

Bạn sẽ nhận thấy có một số khách hàng bạn dành ít thời gian, nguồn thu mang lại nhỏ, và tỷ lệ lợi nhuận thấp. Những khách hàng này quá nhỏ. Một số khách hàng thì lại quá lớn. Đội của bạn sẽ phải dành nhiều thời gian cho họ, nhưng thời gian sẽ bị tiêu tốn vào việc làm lại và trễ hạn. Những khách hàng kiểu này sẽ không hài lòng với kết quả và không mang lại lợi nhuận cho công ty.

Vậy làm cách nào để bạn biết đâu là khách hàng tiềm năng? Thường thì đó là khi khách hàng đủ lớn để tạo ra thu nhập và đủ nhỏ để bạn có thể phục vụ họ hiệu quả và khiến họ hài lòng. Và một biên lợi nhuận khả quan sẽ chứng minh điều đó.

Mục tiêu sau đó của bạn sẽ là biến mọi khách hàng của bạn thành khách hàng “quả ngọt”. Nếu bạn không thể tạo nên sự biến đổi, hãy để họ ra đi. Hãy trang bị kiến thức mới và sẵn sàng tìm kiếm khách hàng hoàn hảo nhất dành cho bạn.

5. BẢNG THEO DÕI THỜI GIAN
Phần cuối này bao gồm cả 4 phần trước. Mọi người đều ghét sổ chấm công, một số chuyên gia tư vấn cho rằng nó không cần thiết. Nhưng không hản

Sổ chấm công là mấu chốt để quản lý một agency theo định hướng dữ liệu và có lợi nhuận. Tất cả mọi người đều cần sử dụng nó. Kể cả bạn. Nhân viên là chi phí lớn nhất đồng thời là tài sản lớn nhất của bạn. Nếu bạn không theo dõi sát sao, thì làm sao để bạn quản lý tốt công việc đây?

Hơn thế nữa, bạn không thể theo dõi các thang đo khác mà không có sổ chấm công. Nếu bạn không biết số giờ làm việc của nhân viên, bạn không thế tính được số FTE hay số doanh thu trên mỗi FTE. Nếu bạn không biết bạn tiêu tốn bao nhiêu thì giờ cho một dự án, bạn không thể liệu mình đang vượt quá hay đạt dưới mức tiêu chuẩn. Nếu bạn không theo dõi thời gian dành cho mỗi khách hàng, bạn không thể biết lợi nhuận trên mỗi khách hàng hay doanh thu hay thời gian phải trả tiền, từ đó không thể đưa số tiền tối thiểu bạn phải có để bắt tay vào làm một dự án. Và bạn sẽ kinh doanh hoàn toàn bằng linh tính và dự đoán.

Nếu bạn theo dõi toàn bộ 5 chỉ tiêu trên, bạn sẽ có thể không phải đoán mò khi làm việc nữa. Bạn sẽ có khả năng hành động chắc chắn hơn để cải thiện công việc cũng như lợi nhuận công ty. Bạn sẽ biết khách hàng nào nên đầu tư và khách hàng nào nên rời bỏ. Bạn cũng sẽ biết tìm kiếm khách hàng mới phù hợp với chính mình. Bạn sẽ đưa ra các quyết định mang tính chiến lược và chắc chắn hơn. Và bạn sẽ lèo lái công ty theo đúng định hướng mà bạn mong muốn.

NGUỒN : SAGA.VN

XEM TẤT CẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO INHOUSE
Lưu ý: PTI có thiết kế chương trình đào tạo theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp
Hotline tư vấn: 0907 080 758 | E-mail: info@khoahocpti.edu.vn

Khóa học Giám đốc điều hành tại Hà Nội

KHÓA HỌC CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Mục đích của khóa học CEO Giám đốc điều hành nhằm nâng cao khả năng nắm bắt thị trường của các nhà lãnh đạo và cải thiện năng lực sáng tạo của họ. Chương trình mang đến cho học viên nền tảng kiến thức sâu sắc và tạo cơ hội giúp họ thảo luận và đưa ra các giải pháp trước những thách thức của thị trường trong nước & quốc tế cạnh tranh gay gắt. Mục tiêu của khóa học:

  • Cung cấp cho học viên khóa học CEO những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu 4.0.
  • Trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) – lãnh đạo doanh nghiệp cần phải trang bị.
  • Những kiến thức, tư duy và nhận thức và trong chương trình đào tạo CEO đặc biệt này cùng với năng lực nội tại & phẩm chất, tố chất sẵn có về nghề lãnh đạo, quản trị và sự trải nghiệm đường đời của bản thân sẽ giúp học viên trở thành một CEO chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *