Nội dung
Nếu biết rèn luyện các phẩm chất cần thiết, một ngày nào đó khi vị trí lãnh đạo vẫy gọi, chắc chắn bạn sẽ tự tin thử sức. Còn nếu bạn đang ở trong vị trí một nhà lãnh đạo? Hãy thử xem ở bạn đã hội đủ 7 năng lực làm nên một nhà lãnh đạo đáng nể hay chưa.
Dựa theo những nghiên cứu từ các chuyên gia phân tích hành vi nơi công sở, trong bài viết này nghegiamdoc.net sẽ giới thiệu đến bạn 7 năng lực của một nhà lãnh đạo giỏi.
Xem thêm : Lãnh đạo là gì? 21 phẩm chất của nhà lãnh đạo
Xem thêm : 5 Cấp Độ Của Lãnh Đạo
Xem thêm : Lãnh đạo và quản lý giống và khác nhau như thế nào?
7 năng lực lãnh đạo
Năng lực 1 : Tạo ra thói quen tốt…cho người khác
Hành động của nhà lãnh đạo sẽ tạo ra thói quen của cấp dưới – đây là điều không phải ai cũng biết! Nếu muốn nhân viên thay đổi thói quen xấu thường ngày, người lãnh đạo phải hành động cho họ thấy thế nào là đúng đắn.
Giáo sư kinh tế Herminia Ibarra ở Paris cho rằng một nhà lãnh đạo sống thoải mái quá thì khó có thể dẫn dắt được những người khác. Thay vào đó, họ phải nhìn nhận mình như một tấm gương chuẩn mực cho nhân viên.
Năng lực 2 : Không ngừng mở rộng giới hạn của bản thân
Người làm lãnh đạo không nhất thiết phải là người hoàn hảo, mà là người hiểu rõ các giới hạn của mình và luôn nỗ lực cải thiện bản thân, đồng thời tạo cơ hội để nhân viên của mình cũng thực hiện được điều tương tự.
Nhà tư vấn phát triển khả năng lãnh đạo Zenger Folkman đã thực hiện nghiên cứu trên 69.000 quản lý và nhận định rằng, những lãnh đạo có thói quen nhìn nhận chừng mực và nỗ lực trau dồi kỹ năng của mình thường hoàn thành công việc hiệu quả nhất và nhận được nhiều sự tin tưởng của nhân viên hơn những người che giấu khuyết điểm và luôn tỏ ra là người “biết tuốt”.
Năng lực 3 : Đi trước nhân viên về kiến thức chuyên môn và tiến bộ công nghệ
Là lãnh đạo, đừng bao giờ để mình trở thành “kẻ lạc hậu” trong mắt cấp dưới! Có thể nói, vị trí này lúc nào cũng đòi hỏi bạn phải “đi trước một bước” trong việc cập nhật kiến thức mới và các cải tiến về công nghệ trong lĩnh vực mình đang hoạt động. Hãy theo dõi những blog chuyên ngành uy tín và những bài nghiên cứu mới nhất để chắc rằng bạn luôn bắt nhịp, thậm chí dự đoán được xu hướng và những biến động trong ngành.
Nhà huấn luyện kỹ năng lãnh đạo Simon Sinek từng chia sẻ: “Những người tự khẳng định mình là chuyên gia có thể lại là những kẻ không biết gì. Chúng ta luôn còn rất nhiều điều cần phải học.”
Năng lực 4 : Ra quyết định vào đúng thời điểm, và chịu trách nhiệm cho hành động của mình
Mấu chốt của vị trí lãnh đạo chính là việc đưa ra quyết định một cách dứt khoát và đúng thời điểm. Điều này đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch và sự linh hoạt nhiều khi mang tính sống còn. Tất nhiên, người lãnh đạo giỏi còn phải biết chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình. Trong phần lớn các trường hợp, đổ lỗi cho cấp dưới chỉ làm xấu đi hình ảnh của người lãnh đạo, vì không ai muốn đi theo một người chỉ biết trốn tránh trách nhiệm và tìm người gánh hậu quả thay mình.
“Chỉ có những người dám chấp nhận những thất bại đau đớn mới có thể đạt được những thành công vĩ đại.” – tổng thống Robert F. Kennedy từng nói thế.
Năng lực 5 : Lan tỏa thái độ tích cực
Nếu nhân viên cảm thấy bất lực, họ sẽ không nghĩ ra được giải pháp nào tốt cả. Dù gặp phải trở ngại lớn thế nào, bạn cũng phải hướng cấp dưới của mình nhìn mọi chuyện với thái độ tích cực và sáng suốt. Lãnh đạo tốt không phải là người chỉ vào đường hầm tối tăm, mà phải là người nói cho nhân viên biết luôn có ánh sáng cuối đường hầm đó.
Tỷ phú Bill Gates từng phát biểu tại Đại học Stanford rằng: “Lạc quan thường bị bác bỏ như là hy vọng viển vông. Nhưng không có nó, sai lầm sẽ không thể được sửa chữa”.
Năng lực 6 : Giao đúng người, đúng việc
Một trong những kỹ năng mấu chốt của người lãnh đạo giỏi là phải nhanh chóng học được cách ủy thác, và khởi đầu của việc ủy thác tốt chính là giao đúng việc cho đúng người. Trong trường hợp giữa các nhân viên có chênh lệch lớn về năng lực thì người lãnh đạo cũng phải học cách xác định và rút ngắn khoảng cách này để đảm bảo mọi nhân viên đều cảm thấy có đủ động lực để phát huy tiềm năng của mình.
Để nói vắn tắt về yếu tố này, có lẽ câu nói của Bill Gates sẽ là nguồn cảm hứng lớn lao: “Khi cùng hướng tầm nhìn vào thế kỉ kế tiếp, bạn sẽ thấy rằng những người lãnh đạo chính là những người biết trao quyền cho người khác.”
Năng lực 7 : Đảm bảo nhiệm vụ được hiểu đúng, giám sát tốt, và hoàn thành như tiến trình đã đặt ra.
Dù 6 yếu tố trên bạn đều sở hữu cả, nhưng thiếu đi yếu tố cuối cùng này thì vai trò lãnh đạo sẽ không thể được trọn vẹn. Nói cho cùng, một lãnh đạo tài ba là người phải dẫn được đội ngũ của mình đến đích với sự tham gia của tất cả các thành viên. Thành công không phải một điểm đến mà là một cuộc hành trình, và trách nhiệm của người lãnh đạo là làm sao để mỗi thành viên đều ý thức được tầm quan trọng của mình trong thành công chung của tập thể.
Theo tác giả sách dạy kinh doanh Ken Blanchard thì quá nhiều đội ngũ vội vã hành động trước khi họ kịp xác định mình là ai, muốn đi về đâu, với chiến lược nào. Là một người lãnh đạo, hãy tránh phạm sai lầm đó.
Trở thành nhà lãnh đạo tài ba là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay, nếu bạn có ý thức rèn luyện 7 phẩm chất trên. nghegiamdoc.net mong bạn sớm trở thành một người sếp tốt và đạt được nhiều thành công rực rỡ với đội ngũ của mình.
Nguồn : Wall Street English
- 15 dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đã sẵn sàng trở thành nhà quản lý
- Lãnh đạo là gì? 21 phẩm chất của nhà lãnh đạo
- 8 CHIẾN LƯỢC GIÁ PHỔ BIẾN MÀ BẤT KỲ AI LÀM KINH DOANH CŨNG PHẢI BIẾT
- Cấu Trúc Vốn Là Gì? Các Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn?
- Lễ Tôn vinh sự học Doanh nhân: Khát vọng và Tinh thần Việt
KHÓA HỌC CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Mục đích của khóa học CEO Giám đốc điều hành nhằm nâng cao khả năng nắm bắt thị trường của các nhà lãnh đạo và cải thiện năng lực sáng tạo của họ. Chương trình mang đến cho học viên nền tảng kiến thức sâu sắc và tạo cơ hội giúp họ thảo luận và đưa ra các giải pháp trước những thách thức của thị trường trong nước & quốc tế cạnh tranh gay gắt. Mục tiêu của khóa học: