8 CHIẾN LƯỢC GIÁ PHỔ BIẾN MÀ BẤT KỲ AI LÀM KINH DOANH CŨNG PHẢI BIẾT - Khóa học PTI | KhoahocCEO.com

8 CHIẾN LƯỢC GIÁ PHỔ BIẾN MÀ BẤT KỲ AI LÀM KINH DOANH CŨNG PHẢI BIẾT

Đánh giá post

ĐÂY LÀ 8 CÁCH ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM MÀ CEO NÀO CŨNG PHẢI BIẾT

1. Chiến lược định giá hớt váng – Skim/Cream Pricing

Đây là chiến lược giá rất đặc thù ở một số thị trường mà các sản phẩm mang tính thể hiện cao về lifestyle, có khả năng tạo ra trào lưu, xu hướng sống mới, nhưng có vòng đời ngắn và dễ bị thay thế bởi sản phẩm mới một cách nhanh chóng.
Theo chiến lược này, doanh nghiệp định giá cao ngay từ đầu nhắm thực hiện mục tiêu thu lợi nhuận, sau một thời gian thì giảm giá xuống. Chính sách này hướng tới khu vực thị trường khách hàng tiềm năng có thu nhập cao và phản ứng nhạy khi thị trường tung ra sản phẩm mới.
2. Chiến lược định giá cao cấp – Prestige Pricing
Chiến lược này dành chỉ dành cho các sản phẩm hay thương hiệu cao cấp, đánh mạnh vào lifestyle, thích thể hiện cái tôi thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ này.
Không giống như giá hớt váng, Prestige Pricing không giảm giá theo thời gian vì chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, nhóm vào một phân khúc nhỏ trên thị trường nhưng lợi nhuận đủ lớn để nuôi cả một business.
3. Định giá theo chiến lược hủy diệt bằng giá – Predatory Pricing
Là cách đẩy giá xuống tới mức không thể có lãi trong một thời kỳ để nhằm làm suy yếu hoặc loại trừ các đối thủ cạnh tranh, nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh tạo ưu thế về giá.
Ở những thị trường nhạy cảm về giá cao (như hàng tiêu dùng nhanh chẳng hạn) thì việc giảm giá luôn tạo hiệu ứng kích cầu trong ngắn hạn, vì thế nhiều công ty sử dụng chiến lược giảm giá để tạo rào cản về giá khiến cho đối thủ không thể gia nhập thị trường được. Để làm được việc này, dĩ nhiên cần phải có sự hậu thuẫn lớn về tài chính của tập đoàn.
4. Định giá theo mức giá hiện hành – Going-rate Pricing
Phương pháp định giá theo mức giá hiện hành (Going-rate Pricing), doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh, rồi điều chỉnh giá thấp hơn đối thủ nếu muốn tạo ưu thế về giá, hay định giá cao hơn nếu tự tin là thương hiệu đủ lớn, chất lượng tốt hơn hay đủ khả năng đẩy hàng tốt. Ở những thị trường hàng hóa ít sự khác biệt lớn về chức năng như phân bón, thép, thức ăn gia súc hoặc ít có sự khác biệt về thương hiệu, thì Going-rate Pricing luôn cần phải cân nhắc.
5. Định giá phân biệt – Discrimination Pricing
Theo hình thức 1 sản phẩm hay 1 dịch vụ nhưng có nhiều khung giá khác nhau. Các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản cho phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm và địa điểm. Doanh nghiệp thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá, mà những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.
Ví dụ như Taxi Grab, Uber có những mức giá khác nhau tuỳ theo thời gian thấp điểm hay cao điểm; rạp chiếu phim có những khung giá khác nhau cho đối tượng khán giả khác nhau; viện bảo tàng có giá vé ưu đãi cho người địa phương hơn người nước ngoài…
6. Định giá lỗ để kéo khách – Loss Leader Pricing
Là phương pháp định giá trong một khoảng thời gian ngắn, chấp nhận lỗ hoặc một vài sản phẩm chấp nhận định giá bán thấp hơn giá vốn để kéo khách hàng hoặc xây dựng mạng lưới khách hàng. Đây là một chiến lược phổ biến trong một portfolio, bán combo đa sản phẩm.
Ví dụ như Nintendo bán máy chơi game Play Station với giá rẻ nhưng bán giá CD game cao, và khách hàng không có sự lựa chọn nào, lỡ mua máy game thì phải mua luôn CD game cùng hãng mới chơi được. Các chuỗi thức ăn nhanh Lotteria, KFC cũng chiêu dụ khách hàng bằng những món kem ngon, vị béo ngậy được bán với giá rất rẻ, để họ có động lực ghé cửa hàng. Và dĩ nhiên khi đã bỏ công tới thì ít ai chỉ gọi mỗi món kem thôi phải không nào?
7. Chiến lược định giá khi xâm nhập ngành hàng – Penetration Pricing
Chiến lược phù hợp khi mới tham gia vào thị trường, đặc biệt thị trường có mức nhạy cảm về giá cao, sản phẩm được định giá thấp hơn hẳn so với đối thủ chính với kỳ vọng khách hàng sẽ chuyển qua dùng thử vì vấn đề giá cả. Dĩ nhiên, để có thể cạnh tranh với giá thấp thì một là có lợi thế về chi phí (tức là chi phí thấp), hai là khả năng tài chính đủ mạnh để chịu lỗ.
Là chiến lược đặt giá ban đầu của một sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn giá phổ biến trên thị trường. Các công ty sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần nhưng lại làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận.
8. Chiến lược cuối cùng là định giá kẹp thịt – Sandwich Pricing
Kẹp thịt đối thủ ở giữa bánh mì sandwich, là định giá cho 2 sản phẩm hay 2 thương hiệu ở phân khúc giá trên và dưới đối thủ, kẹp chặt đối thủ ở giữa, với kỳ vọng là cách định giá này, 2 sản phẩm sẽ “xé xác” đối thủ ở phần trên và dưới.
Nguồn: Sapo
Lưu ý: PTI có thiết kế chương trình đào tạo theo yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp
Hotline tư vấn: 0907 080 758 | E-mail: info@khoahocpti.edu.vn
Khóa học Giám đốc điều hành tại Hà Nội

KHÓA HỌC CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Mục đích của khóa học CEO Giám đốc điều hành nhằm nâng cao khả năng nắm bắt thị trường của các nhà lãnh đạo và cải thiện năng lực sáng tạo của họ. Chương trình mang đến cho học viên nền tảng kiến thức sâu sắc và tạo cơ hội giúp họ thảo luận và đưa ra các giải pháp trước những thách thức của thị trường trong nước & quốc tế cạnh tranh gay gắt. Mục tiêu của khóa học:

  • Cung cấp cho học viên khóa học CEO những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu 4.0.
  • Trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) – lãnh đạo doanh nghiệp cần phải trang bị.
  • Những kiến thức, tư duy và nhận thức và trong chương trình đào tạo CEO đặc biệt này cùng với năng lực nội tại & phẩm chất, tố chất sẵn có về nghề lãnh đạo, quản trị và sự trải nghiệm đường đời của bản thân sẽ giúp học viên trở thành một CEO chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *