Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: chief executive officer - CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý và giám đốc điều hành 

Thuật ngữ tên gọi

CEO là một từ tiếng Anh viết tắt (của chief executive officer) bắt nguồn từ Hoa Kỳ, dần dần phổ biến tại các nước khác, tương đương với từ tiếng Anh Managing Director tại Anh [1], tiếng Đức gọi là Geschäftsführer (hãng nhỏ, trung) hay Vorstandsvorsitzender hoặc Generaldirektor (hãng lớn). Ở Pháp, CEO được gọi là "PDG" (Président-Directeur Général).

Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (chief operations officer - COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.

Trách nhiệm, kỹ năng

Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến thức đa lĩnh vực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đến Luật, Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán,... Viện này đưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp) gồm: Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phong cách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kế toán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dành cho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tế học dành cho CEO.

Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có thêm kiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hành động và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thay đổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường Việt Nam.

Theo sơ đồ kiểm soát hệ thống quản lý 3 lớp, đối với tổ chức nhỏ, công ty thường được tổ chức thành những phòng ban thực hiện công việc cốt lõi theo lớp thứ nhất của tổ chức như: bán hàng, marketing, sản xuất, dịch vụ. Khi công ty có quy mô lớn hơn, nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi yêu cầu quản lý chuyên nghiệp hơn, các lãnh đạo cần phát triển thêm lớp thứ 2 bao gồm các phòng ban hỗ trợ như: tài chính, chất lượng, an ninh, tuân thủ, dự án,..nhằm tăng cường khả năng và năng lực cạnh tranh của tổ chức, đảm bảo đầy đủ các mục tiêu về tài chính, chất lượng, an toàn,.. của tổ chức. Những tập đoàn hoặc các công ty đại chúng được xây dựng thêm lớp thứ 3 thể hiện vai trò của kiểm toán nội bộ trong việc đánh giá độc lập khách quan, đề xuất cải tiến và đảm bảo tính tuân thủ của hệ thống quản lý.

( Theo Wikipedia )

 

Liên hệ để chia sẻ thông tin với chúng tôi

Số điện thoại : 0907 080 758

Địa chỉ :Tầng 1, Tòa nhà Rivera Park, Số 7/28 Đường Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh