Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Xây dựng tầm nhìn lãnh đạo - Khoahocceo.com

Tầm nhìn lãnh đạo là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Tầm nhìn lãnh đạo là gì?

Tầm nhìn lãnh đạo là gì? Cần nói ngay tầm nhìn (vision) ở đây là tầm nhìn của bản thân người lãnh đạo đối với tổ chức mà ông (bà) ta là người đứng đầu. Nếu để mô tả, có thể nói rằng tầm nhìn là điểm giao nhau giữa những gì là tiềm năng của một tổ chức và năng lực tối đa mà người lãnh đạo có thể đạt được.

Tầm nhìn lãnh đạo là gì?
Tầm nhìn lãnh đạo là gì?

Phát biểu tầm nhìn thể hiện tiềm năng phát triển của một tổ chức mà trong tầm mức (hạn chế) năng lực của mình, người lãnh đạo có thể hình dung được.

Tầm nhìn của người lãnh đạo là mục tiêu, là định hướng hoạt động cho tổ chức. Nội dung tầm nhìn là cơ sở để người lãnh đạo dựa vào đó mà triển khai thành những chiến lược nhằm phát triển hay cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức ấy.

Khi người lãnh đạo đưa ra một tầm nhìn đối với một tổ chức, điều đó chứng tỏ ông ta có hiểu biết về tổ chức (hay doanh nghiệp) ấy. Ông ta nhìn thấy những điểm thuận lợi cũng như những mặt hạn chế, yếu kém mà ông ta tin rằng với khả năng của mình ông ta có thể khai thác và xử lý được, khiến tổ chức có thể phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.

Thông điệp tầm nhìn còn được xem là một “công cụ” lãnh đạo hữu hiệu. Với một tầm nhìn đúng đắn, cao cả, được mọi người trong tổ chức chia sẻ, người lãnh đạo có thể thu phục được những người trong tổ chức đồng lòng theo mình vượt qua những khó khăn, thách thức, đưa tổ chức chinh phục những thành tựu đỉnh cao.

Nói một cách ngắn gọn, thông qua thông điệp tầm nhìn, người ta có thể ít nhiều đánh giá được một người đã sẵn sàng nhận lãnh một vị trí lãnh đạo hay chưa.

Đâu là những rủi ro khi bổ nhiệm một người lãnh đạo chưa sẵn sàng cho vai trò và trách nhiệm của mình?

Rủi ro số 1 : Có thể họ cần nhiều thời gian tìm hiểu để nhận ra tiềm năng, xác định được những thách thức, khó khăn mà tổ chức đang gặp phải. Như vậy tổ chức sẽ phải mất một thời gian để người lãnh đạo có thể phát huy vai trò. Tuy nhiên, rủi ro còn nằm ở chỗ liệu sau khi nắm được tình hình, nhìn ra tiềm năng cũng như thách thức, họ có đủ năng lực để giải quyết chúng hay không? Nếu không thì những người chủ doanh nghiệp hay tổ chức ấy lại phải đi tìm người khác thay thế họ. Cái giá phải trả cho mỗi lần bổ nhiệm sai một vị trí lãnh đạo thường là không nhỏ.

Rủi ro số 2 : Có thể người ấy không đủ năng lực nhưng nhận bừa rồi cố xoay xở để tồn tại trên vị trí càng lâu càng tốt (để được hưởng những phúc lợi của vị trí ấy). Người lãnh đạo mà không có tầm nhìn thì không thể đưa ra chiến lược gì để phát triển tổ chức ấy. Và thông thường, với một người lãnh đạo chỉ biết xoay xở cho qua ngày đoạn tháng thì thành tích tốt nhất mà tổ chức ấy có thể đạt được là duy trì được như mức cũ, nếu không muốn nói là dễ giảm sút.

Rủi ro số 3 : Việc không có một tầm nhìn đúng đắn khiến người lãnh đạo gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm, một yếu tố then chốt để có thể hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình. Tệ hơn, do không thu phục được bằng một tầm nhìn chung đúng đắn, người này sẽ phải nghĩ ra những cách khác để thu hút mọi người theo mình. Và điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường cho tổ chức ấy.

Tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp thường hướng đến khai thác tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn “tăng trưởng đạt doanh thu gấp đôi sau ba năm”, hay “trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành về thị phần sau ba năm”.

Tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể hướng đến cải thiện hiệu quả hoạt động hay nhằm tháo gỡ những sự hạn chế mà vì những hạn chế ấy, doanh nghiệp đã nhiều năm không phát triển được. Và cũng có thể đơn giản như “lắp ráp xong một chiếc xe trong vòng 24 giờ”.

Tất nhiên, nói được không thôi chưa đủ, giá trị của người lãnh đạo nằm ở những gì ông ta thật sự làm được. Tuy nhiên, khi chưa chứng minh được cho mọi người thấy mình có thể làm được gì, thì ít ra ông ta cũng phải đủ tự tin mà nói rõ là ông ta tin mình sẽ làm được cái gì.

Nguồn : internet

Khóa học Giám đốc điều hành tại Hà Nội

KHÓA HỌC CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Mục đích của khóa học CEO Giám đốc điều hành nhằm nâng cao khả năng nắm bắt thị trường của các nhà lãnh đạo và cải thiện năng lực sáng tạo của họ. Chương trình mang đến cho học viên nền tảng kiến thức sâu sắc và tạo cơ hội giúp họ thảo luận và đưa ra các giải pháp trước những thách thức của thị trường trong nước & quốc tế cạnh tranh gay gắt. Mục tiêu của khóa học:

  • Cung cấp cho học viên khóa học CEO những tư duy và nhận thức cốt lõi mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu 4.0.
  • Trang bị cho học viên những kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh mà một giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO) – lãnh đạo doanh nghiệp cần phải trang bị.
  • Những kiến thức, tư duy và nhận thức và trong chương trình đào tạo CEO đặc biệt này cùng với năng lực nội tại & phẩm chất, tố chất sẵn có về nghề lãnh đạo, quản trị và sự trải nghiệm đường đời của bản thân sẽ giúp học viên trở thành một CEO chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *